
Khi bố mẹ nói chuyện với ngôn từ khích lệ, trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thương và sự công nhận.
Nếu quan sát trong cuộc sống, chúng ta dễ dàng nhận thấy những người có tư duy phát triển thích học hỏi. Bởi vì các mô hình nhận thức, phản ứng cảm xúc và chiến lược hành vi của nhóm người này về cơ bản khác với người bình thường, chủ yếu thể hiện ở các khía cạnh sau.
– Khi đối mặt với thách thức, họ sẽ không dễ dàng lùi bước. Thay vào đó, họ sẽ xem đây là cơ hội để phát triển và thậm chí còn thích thú với quá trình giải quyết vấn đề.
– Họ tin rằng làm việc chăm chỉ là con đường duy tốt để phát triển và thường chú ý hơn đến quá trình này. Ngay cả khi tạm thời thất bại, vẫn có thể học hỏi từ nó và duy trì nhiệt huyết học tập.
– Sẵn sàng đầu tư vào việc học và tin rằng mọi nỗ lực đều đang định hình lại bộ não. Bản thân việc có được kiến thức sẽ mang lại cảm giác thành tựu.
– Khi mắc lỗi, người bình thường thường cho rằng mình không đủ khả năng, thậm chí có thể buông xuôi và nghĩ “Mình không giỏi việc này”, nhưng nhóm người tư duy phát triển sẽ cho rằng đó là do phương pháp hoặc nỗ lực chưa đủ, chủ động điều chỉnh phương pháp học tập. Sự quy kết này cho phép họ xem lỗi lầm như phản hồi hữu ích thay vì sự tự chối bỏ.
– Có khả năng siêu nhận thức mạnh mẽ, theo dõi quá trình học tập của chính mình và liên tục tối ưu hóa các chiến lược. Ví dụ, khi gặp phải một bài toán, họ phản ứng “Câu hỏi này khó, nhưng nếu tôi chia nhỏ ra, có thể tôi sẽ giải được”. Nếu làm bài kiểm tra kém, họ sẽ nghĩ “Hóa ra là mình chưa hiểu hết những kiến thức này. Mình cần tập trung vào chúng”.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ngôn ngữ của bố mẹ ảnh hưởng đến các kết nối thần kinh của con cái, từ đó tác động đến sự phát triển nhận thức và cảm xúc.
Giáo sư Hong Lan, một nhà khoa học nghiên cứu về não bộ, cũng đã nói nhiều lần nhấn mạnh “Ngôn ngữ có thể thay đổi bộ não”. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên nói với con 4 câu, để củng cố tư duy phát triển, kích hoạt não bộ của trẻ.
“Con đã thử 3 cách để giải bài toán này, mẹ ngưỡng mộ sự kiên trì đó”
Khi bố mẹ tập trung vào quá trình làm việc chăm chỉ, trẻ sẽ chuyển sự chú ý từ tài năng sang hành động và tiếp tục mở rộng phạm vi khả năng.
Việc đánh giá nỗ lực hơn là kết quả sẽ giúp trẻ hình thành thói quen kiên trì, không ngại khó khăn và dám thử sức với những điều mới mẻ. Sự công nhận từ bố mẹ về nỗ lực nhằm khuyến khích trẻ xem thử thách như một cơ hội để học hỏi.
Ngoài ra, việc nhấn mạnh đến quá trình còn giúp trẻ phát triển khả năng giải quyết vấn đề. Khi trẻ biết rằng mẹ đánh giá cao sự sáng tạo trong cách tiếp cận bài toán, sẽ cảm thấy tự tin hơn để thử nghiệm các phương pháp khác nhau, thay vì chỉ chạy theo một công thức nhất định.
“Con không học tệ môn toán, chỉ là chưa tìm ra phương pháp tốt”
Việc giới thiệu khái niệm “chưa” hàm ý mọi thứ đều có thể bị phá vỡ, để trẻ dần phát triển nhận thức rằng khả năng có thể được cải thiện thông qua việc học tập. Câu nói này giúp trẻ cảm thấy bớt áp lực, mở ra cơ hội cho sự khám phá trong cách tiếp cận vấn đề.
Khi trẻ hiểu rằng việc chưa thành công không có nghĩa là thất bại, mà chỉ là một phần của quá trình học tập, sẽ cảm thấy tự do hơn trong việc thử nghiệm các phương pháp khác nhau. Điều này khuyến khích trẻ tìm kiếm những nguồn tài liệu mới, tham khảo ý kiến từ bạn bè hoặc thầy cô, và thậm chí phát triển phong cách học tập riêng.
Hơn nữa, việc nhấn mạnh rằng “chưa” cũng giúp trẻ nhìn nhận rằng sự tiến bộ không phải lúc nào cũng diễn ra ngay lập tức. Trẻ sẽ học được rằng một bước lùi có thể dẫn đến những bước tiến lớn hơn trong tương lai. Khi trẻ trải nghiệm cảm giác này, sẽ phát triển tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm, hai phẩm chất rất quan trọng trong cuộc sống.
“Hôm qua con sai 5 câu, nhưng hôm nay chỉ sai 3 câu, đã có tiến bộ nhé!”
Khi trẻ có tiến bộ nhỏ, hãy khen ngợi nhiều hơn. Trẻ sẽ thấy được lộ trình phát triển và niềm tin rằng ‘Mình có thể làm được.'”
Sự công nhận từ bố mẹ mang lại cảm giác vui vẻ, tạo ra động lực cho trẻ. Khi trẻ nhận được lời khen ngợi cho những nỗ lực, dù là nhỏ nhất, sẽ cảm thấy được khích lệ và có động lực để tiếp tục cố gắng. Những lời khen này như những viên gạch xây dựng niềm tin, giúp trẻ nhận ra rằng mọi nỗ lực đều có giá trị và đáng được ghi nhận.
Việc khen ngợi giúp trẻ cảm thấy tự hào về thành quả, củng cố ý thức rằng quá trình học tập là một hành trình liên tục. Điều này dẫn đến việc trẻ trở nên chủ động hơn để tìm kiếm các cơ hội để phát triển và cải thiện bản thân.
“Con vừa đếm 6+7 = 12, đúng không? Không sao cả, chúng ta cùng tính lại nhé!”
Sai lầm không phải là kết thúc, nó cho phép trẻ biết được mình đã nắm vững những kiến thức nào và điểm yếu là gì. Nếu kiểm tra những thiếu sót và bổ sung cũng là quá trình suy nghĩ liên tục và tối ưu hóa việc học.
Khi trẻ nhận ra rằng sai lầm chỉ là một phần tự nhiên của quá trình học tập, sẽ không còn sợ hãi khi phải đối mặt với những thất bại.
Thay vào đó, trẻ sẽ xem mỗi sai lầm như một cơ hội để học hỏi và phát triển. Điều này khuyến khích trẻ phát triển tư duy tích cực,sửa chữa và cải thiện được xem là một phần quan trọng trong hành trình học tập.
Hơn nữa, việc phân tích những sai lầm giúp trẻ hình thành khả năng tự phản ánh. Khi trẻ biết cách đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra như “Tại sao mình lại làm sai?” và “Mình có thể làm gì khác đi?” sẽ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng tư duy phản biện. Điều này không chỉ có ích trong việc học tập mà còn ở mọi khía cạnh của cuộc sống.
Ngôn ngữ thật kỳ diệu. Khi bố mẹ nói chuyện tử tế và để trẻ cảm nhận được tình yêu thương, sự công nhận. Theo bản năng, trẻ sẽ hình thành một chu kỳ “Thử thách → chăm chỉ → học tập → tiến bộ → tràn đầy cảm giác thành tựu → sẵn sàng chấp nhận những thử thách mới”. Cách suy nghĩ này sẽ khiến trẻ xem việc học là một hành trình khám phá hơn là một thử thách về khả năng.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/bo-me-thong-thai-khong-quat-mang-ma-dung-5-cau-than-chu-thuc-tinh-tre-thich-hoc-chu-dong-lam-bai-tap-c59a61835.html